Tước giấy phép lái xe, người vi phạm có được thi lại hay không?

Bị tước giấy phép lái xe

Việc bị tước giấy phép lái xe là điều không mong muốn, nhưng rất nhiều người chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của nó và những quy định pháp luật xoay quanh. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu khi bị tước bằng lái xe máy, mình có thể thi lại được hay không? Câu trả lời là không. Để nắm rõ hơn, hãy cùng Bằng Lái A1 tìm hiểu các quy định mới nhất để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Bị tước giấy phép lái xe được hiểu như thế nào?

Khác với hình thức tạm giữ giấy phép lái xe, tước giấy phép lái xe là hình thức này áp dụng khi cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định giao thông đường bộ (Quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012). Khi bị tước giấy phép, người vi phạm không được phép điều khiển các phương tiện ghi trong giấy phép lái xe trong thời gian quy định. Tùy vào mức độ vi phạm, thời gian tước giấy phép có thể kéo dài từ 1 đến 24 tháng. 

Như vậy để tránh bị tước giấy phép lái xe, chúng ta cần lưu ý những vi phạm sau. 

2. Trường hợp nào bị tước bằng lái xe máy? 

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc tước giấy phép lái xe áp dụng trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ và đường sắt. Dưới đây là một số trường hợp điển hình bị tước giấy phép lái xe, cùng với thời hạn tước tương ứng:

– Tước từ 01 – 03 tháng:

  • Chở theo từ 03 người trở lên trên xe máy (Điểm b Khoản 10 Điều 6).
  • Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
  • Điều khiển xe liên quan trực tiếp đến tai nạn giao thông, nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc không cấp cứu người bị nạn (Điểm c Khoản 10 Điều 6).
  • Điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/l khí thở (Điểm b Khoản 6 Điều 5).

– Tước từ 02 – 04 tháng:

  • Buông cả hai tay khi điều khiển xe (Điểm b Khoản 10 Điều 6).
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm c Khoản 8 Điều 5).
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).

– Tước từ 16 – 18 tháng:

  • Điều khiển xe có nồng độ cồn từ 50 mg đến 80 mg/100 ml máu, hoặc từ 0,25 mg đến 0,4 mg/l khí thở (Điểm đ Khoản 10 Điều 5).

– Tước từ 22 – 24 tháng:

  • Điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở (Điểm g Khoản 10 Điều 5).
  • Điều khiển xe khi có chất ma túy trong cơ thể (Điểm c Khoản 10 Điều 5).
  • Các trường hợp khác theo Qui định

3. Bị tước bằng lái xe máy có thi lại được không?

thi bằng lái xe máy

Rất nhiều người khi nhận quyết định tước giấy phép lái xe trong một thời gian dài có xu hướng muốn từ bỏ giấy phép lái xe đang bị tước và thi lại một cái mới. Tuy nhiên, họ có quyền thực hiện việc này hay không theo quy định của pháp luật?

Theo Khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:

“Trường hợp người có hành vi vi phạm bị xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép hoặc chứng chỉ đó ít hơn thời hạn bị tước, thì cơ quan có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ đó. Trong thời gian bị tước quyền, cá nhân và tổ chức không được phép thực hiện các thủ tục để cấp đổi hay cấp mới giấy phép hoặc chứng chỉ.”

Từ quy định này, có thể hiểu rằng trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, cá nhân không được phép làm thủ tục cấp đổi hay xin cấp mới giấy phép lái xe.

Hơn nữa, theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe chỉ được thực hiện khi:

  • giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng.
  • giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc hết hạn chưa quá 03 tháng sẽ được xem xét cấp lại.
  • giấy phép lái xe bị mất và đã quá hạn từ 03 tháng trở lên, nhưng có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch và không thuộc trường hợp đang bị thu giữ hay xử lý.

Rõ ràng, không có quy định nào cho phép những cá nhân đang bị tước giấy phép lái xe được cấp lại giấy phép lái xe mới. Nếu một cá nhân có hành vi khai báo không đúng sự thật hoặc làm giả tài liệu để xin cấp lại giấy phép lái xe, họ sẽ bị xử phạt theo Điểm g Khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với mức phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Tóm lại, việc từ bỏ giấy phép lái xe đang bị tước để thi lại giấy phép lái xe mới trong thời gian bị tước là không hợp pháp. Sau khi thời gian tước giấy phép lái xe kết thúc, cá nhân có thể lấy lại và sử dụng giấy phép lái xe mà không cần phải tham gia thi lại.


Trung Tâm Đăng Ký Sát Hạch Bằng Lái Xe Máy A1, A2 – Đại Học Quốc Gia là đơn vị chuyên hỗ trợ tư vấn và đăng kí tuyển sinh học viên thi sát hạch bằng lái xe máy A1, A2 tại khu vực TP Hồ Chí Minh, TP.Thủ Đức và tỉnh Bình Dương. Sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học được xây dựng theo lộ trình bài bản, giúp học viên nắm vững kiến thức lý thuyết về tham gia giao thông đường bộ cũng như nâng cao kỹ năng khi thực hành lái xe an toàn.

Nếu bạn đang muốn tìm nơi đăng ký thi bằng lái xe máy A1, A2 tại Hồ Chí Minh và Bình Dương uy tín, chất lượng. Hãy liên hệ với chung tôi qua SĐT 0909 525 000 để được nhân viên tư vấn hỗ trợ tốt nhất.