Trong những ngày gần đây, nhiều người điều khiển xe máy đã phải “giật mình” khi nhận được thông báo phạt nguội từ cơ quan chức năng. Có thể bạn cũng từng thắc mắc: Tại sao mình lại bị phạt trong khi không hề thấy cảnh sát? Những lỗi nào khiến bạn bất ngờ nhận hình phạt này? Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến mà người đi xe máy thường mắc phải, để không trở thành nạn nhân của những hình phạt không mong muốn.
1. Phạt nguội là gì? Xe máy có bị phạt nguội không?
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống camera an ninh lắp đặt trên các tuyến đường. Camera ghi lại hình ảnh và thông tin vi phạm, gửi về trung tâm xử lý để xác định đối tượng vi phạm. Sau đó, giấy phạt sẽ được gửi đến địa chỉ của chủ phương tiện.
Phạt nguội giúp nâng cao an toàn giao thông và minh bạch trong xử lý vi phạm. Tất cả các phương tiện như ô tô, xe máy và xe đạp điện đều có thể bị xử phạt theo hình thức này, chứng tỏ tính công bằng trong việc thực thi pháp luật.
2. Những lỗi giao thông mà xe máy thường bị phạt nguội
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), những lỗi sau đây thường bị phạt nguội đối với xe máy:
- Chuyển làn hoặc chuyển hướng mà không bật đèn xi nhan. Theo Khoản 1 Điều 6 điểm i sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng cho chuyển làn và theo điểm a sẽ bị phạt 400.000 – 600.000 đồng.
- Vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng (chú ý: đèn vàng nhấp nháy cho phép đi nhưng cần giảm tốc độ). Theo Điểm e Khoản 4 Điều 6 sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
- Đi sai làn đường và phần đường quy định. Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000d đồng.
- Đi vào đường cấm, hoặc đi ngược chiều. Theo Khoản 5 Điều 6 sẽ bị phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
- Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy định. Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 sẽ bị phạt 200.000 – 300.000 đồng.
- Đi vào đường cấm phương tiện giao thông. Theo Điểm i Khoản 3 Điều 6 sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ. Bị phạt từ 200.00 – 5.000.000 đồng tùy vào mức vượt tốc độ quy định.
3. Quy định về thu thập, sử dụng dữ liệu từ thiết bị kỹ thuật
Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thu thập và xử lý dữ liệu vi phạm từ:
- Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông.
- Phòng Cảnh sát giao thông.
- Đội Cảnh sát giao thông – trật tự cấp huyện.
Dữ liệu thu thập phải được thông báo công khai và có cơ chế tiếp nhận thông tin 24/24 giờ. Các phương thức cung cấp dữ liệu vi phạm có thể qua:
- Trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
- Email hoặc trang thông tin điện tử.
- Dịch vụ bưu chính.
Khi tiếp nhận dữ liệu, cán bộ CSGT sẽ xem xét, phân loại và xử lý theo quy định. Nếu vi phạm diễn ra trên địa bàn không thuộc thẩm quyền, cán bộ sẽ thông báo cho đơn vị CSGT có thẩm quyền.
Trường hợp chủ phương tiện không đến làm việc sau 20 ngày kể từ khi nhận thông báo, cơ quan CSGT sẽ chuyển thông báo đến Công an xã, phường để thực hiện các bước tiếp theo.